Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Giới thiệu cấu tạo đồng hồ đo nước

Hiện thiết bị đo lưu lượng nước sinh hoạt cũng như các đồng hồ nước tại các khu công nghiệp đã trở nên phổ biến và có rất nhiều loại để người tiêu dung lựa chọn. Trong khoảng thời gian gần đây,có rất nhiều nơi xảy ra sự cố đồng hồ nước tăng vọt khiến người dân mất oan tiền
Vậy chúng ta cần biết chiếc thiết bị đo lượng nước này được câu tạo thế nào?

Đồng hồ đo nước gồm 3 bộ phận chính:
+ Bộ phận đo nước: bộ phận đo nước có thể là cánh quạt, tuốc-bin hoặc pít-tông, tùy thuộc vào từng kiểu đồng hồ.
+ Bộ phận giảm tốc: gồm các bánh răng truyền chuyển động.
+ Bộ phận ghi: gồm các kim và hằng số tích lũy.
Có thể mô tả chi tiết cơ chế hoạt động của một số loại đồng hồ như sau:
+Đồng hồ lưu tốc: dòng nước chảy qua đồng hồ tác động vào cánh quạt hoặc tuốc-bin. Số dòng quay của cánh quạt tỷ lệ thuận với vận tốc của nước chảy qua. Lưu lượng càng lớn, vận tốc nước chảy qua đồng hồ càng lớn.
Ngoài ra, dựa vào cách sắp xếp cơ cấu đo, hộp bánh răng giảm tốc và nguyên tắc truyền lực, người ta phân loại chi tiết hơn như sau:
Đồng hồ đơn tia – cánh quạt - mặt số ướt: Bộ phận đo ghi và các bánh răng giảm tốc nằm hoàn toàn trong nước. Dòng nước chảy qua tác động trực tiếp lên cánh quạt, thông qua các bánh răng giảm tốc truyền lên bộ phận ghi. Loại đồng hồ này hiện nay được cải tiến bằng cách bố trí bộ phận ghi nằm trong một ngăn riêng cách biệt với nước, ngăn này chứa một chất lỏng đặc biệt có tác dụng bội trơn và tránh bị đông lạnh.
Đồng hồ đơn tia – cánh quạt – mặt số khô: Cách sắp xếp các bộ phận đo ghi và các bánh răng giảm nằm trong ngăn cách biệt với nước. Dòng chảy tác động trực tiếp lên cánh quạt, thông qua cặp nam châm truyền chuyển động đến bộ phận ghi.
Đồng hồ tuốc-bin trục ngang: nước chảy vào đồng hồ qua bộ phận định hướng dòng chảy và đi dọc theo trục tuốc-bin tác động vào cánh quạt hình xoắn ốc làm quay cánh quạt.
Đồng hồ tuốc-bin trục đứng: nước chảy vào đồng hồ qua đồng hồ định hướng dòng chảy và đi lên theo chiều thẳng đứng, tác động vào cánh quạt hình xoắn ốc làm quay cánh quạt.
Đồng hồ kết hợp: gồm một đồng hồ cỡ lớn và một đồng hồ cỡ nhỏ đường kính của loại tuốc-bin trục ngang, đồng hồ cỡ nhỏ thường là đồng hồ lưu tốc cánh quạt hoặc dung tích. Bên trong đồng hồ có một van chuyển mạch hoạt động tự động cho phép lưu lượng nước đi qua đồng hồ cỡ lớn hoặc cỡ nhỏ tùy thuộc vào mức lưu lượng sử dụng. Lưu lượng sử dụng đối với đồng hồ nhỏ nằm trong khoảng từ Qmin cho đến 1/2Q1b (Qn – lưu lượng làm việc trung bình).
Đồng hồ dung tích: nước chảy qua buồng đo có dung tích được tính toán trước. Pít tông chuyển động quanh trục buồng đo liên tục làm đầy và rỗng buồng đo. Sau mỗi lần dao động có một lượng nước nhất định chảy qua. Số lần dao động được chuyển hóa về mặt cơ khí thành các vòng quay và tỉ lệ với lượng nước chảy qua.
Tương tự như đồng hồ lưu tốc người ta cũng chia đồng hồ dung tích thành 2 loại là đồng hồ dung tích mặt số khô và ướt:
Đồng hồ dung tích ướt: bộ phận đo ghi và các bánh răng giảm tốc nằm hoàn toàn trong nước. Nhưng bộ phận ghi nằm trong một ngăn riêng cách biệt với nước, (ngăn này chứa một lượng chất lỏng đặc biệt giống ghiserin) có tác dụng bội trơn và tránh bị đông lạnh.
Đồng hồ dung tích khô: bộ phận nằm trong nước. Bộ phận ghi và các bánh răng giảm tốc nằm trong ngăn cách biệt với nước. Khi pít tông quay chuyền chuyển động đến bộ phận ghi thông qua cặp nam châm. Nhìn bên ngoài hình dáng loại đồng hồ khô- dung tích khô rất giống với loại đồng hồ đa tia mặt số khô.


1 nhận xét: